Văn hóa Chăm Bò Nandi

Quan niệm

Tượng bò thần Nandi thế kỷ thứ 10 tại Quảng Trị

Đối với người Chăm thì Nandin biến thành bò thần Kapin và trở thành nhân vật trong truyện cổ dân gian Chăm theo đó con bò này được thờ như là một vị thần có nhiều quyền năng, họ thần tượng con bò đực Nandin. Bò Nandin có vai trò rất quan trọng không những trong kiến trúc, điêu khắc mà còn trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm mà ở bất kì địa vị nào trong xã hội, quý tộc, tu sĩ, thường dân. Tầng lớp Sudra (nô lệ) khi chết đều hỏa táng đều có hình tượng bò Nandin trong dàn hỏa táng và nó đã đi vào đời thường của từng con người Champa xưa cũng như người Chăm hiện nay[1]

Trong đám tang của người Chăm Bà La Môn, bò Nandin thường được làm biểu tượng “Heng” mà Chăm gọi là Limoaw Kapil. Limoaw Kapil là một trong những biểu tượng được vẽ đầu tiên và dán trên nhà hỏa táng và đòn khiêng. Bò Nandin là con bò đực, có màu lông trắng như tuyết. Người Chăm quan niệm bò Nandin sẽ giữ gìn và bảo vệ linh hồn người chết thoát khỏi sự cám dỗ của ma quỷ giúp người chết đi đúng đường của đạo, con đường của cực lạc và chính bò Nandin là con vật chở linh hồn người chết được tái sinh. Bò này là vật cưỡi của thần Shiva và cũng có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết qua con sông và nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và dẫn đường cho linh hồn người quá cố lên thiên đường hòa nhập với đại linh hồn vĩ đại của thế giới cực lạc.

Điêu khắc

Điêu khắc về bò Nandi
So sánh giữa phong cách điêu khắc tượng bò Nandi của người Chăm (ở trên) và phong cách của người Miên (ở giữa) và Indonesia (ở dưới)

Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm, bò thần Nandi hiện diện phổ biến với tư cách độc lập thường gặp tại thánh địa Mỹ Sơn, cùng các tháp Pô Klong Garai, Pô Rômê, Khương Mỹ. Tượng Nandi thật lớn an vị ở phòng trước của các đền tháp. Tại Phong LệTrà Kiệu cũng tìm thấy nhiều tượng Nandi trên đồi Bửu Châu, Trà Kiệu ở tư thế ngồi chồm hổm, có vòng đeo cổ, có chuông nhạc, trên đầu nhiều trang trí. Bò Nandi được người Chăm điêu khắc thành hai dạng chính là tượng đá và phù điêu. Phù điêu chủ yếu được gắn trên tầng mái Kalan (tháp thờ) còn tượng đá được đặt trong Mandapa (chính điện).

Bò Nandin được tạc tượng bằng đá và nghệ nhân làm bằng chất liệu đá. Với tư thế hai chân trước và hai chân sau quỳ phục, đây là tư thế phổ biến ở điêu khắc bò thần Champa. Ngoài ra thân bò có cục bướu tròn tạo cho con bò rất uy nghi, đặc biệt là có 3 mắt. Bò này được thể hiện rất nhiều ở các công trình kiến trúc và nhất là ở điêu khắc với ý nghĩa là Bảo vệ và thường đặt ở lối vào ngay ở trước cửa tháp Champa cổ. So sánh với bò thần Nandin Khơme có những nét thô đầu to và sừng vuốt cong, không có trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung, có phong cách gần gũi với bò Nandin Chămpa.

Bò Nandin được phát hiện ở Chánh Lô, tỉnh Quảng Ngãi. Bò thần Nandin mà người Chăm gọi là Limoaw được nghệ nhân làm bằng chất liệu đá có kích thước cao 48 cm, ngang 60 cm thế kỷ XI. Với tư thế hai chân trước và hai chân sau quỳ phục, đây là tư thế phổ biến ở điêu khắc bò thần Champa. Ngoài ra thân bò có cục bướu tròn tạo cho con bò rất uy nghi, đặc biệt là có 3 mắt. Theo quan niệm của người Chăm mắt thứ 3 là mắt hủy diệt và tái tạo. Bò thần Nandin là vật cưỡi của thần Shiva, là một biểu tượng thân thiết của người Champa xưa và người Chăm hiện nay, được thể hiện rất nhiều ở các công trình kiến trúc và nhất là ở điêu khắc với ý nghĩa là “Bảo vệ” và thường đặt ở lối vào ngay ở trước cửa tháp Champa cổ.

Nếu so sánh với bò thần Nandin khơme để tìm những nét tương đồng và dị biệt sẽ thấy những nét thô đầu to và sừng vuốt cong, không có trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung, có phong cách gần gũi với bò Nandin Chămpa. Với ý nghĩa trên Limoaw Kapil là một trong những biểu tượng được vẽ đầu tiên và dán trên nhà hỏa táng và đòn khiêng vì họ quan niệm bò Nandin sẽ giữ gìn và bảo vệ linh hồn người chết thoát khỏi sự cám dỗ của ma quỷ “giúp người chết đi đúng đường của đạo, con đường của cực lạc và chính bò Nandin là con vật chở linh hồn người chết được tái sinh”.

Câu chuyện

Tượng bò thần Nandi tại Trà KiệuTượng bò thần Nandi tại Thánh địa Mỹ SơnTượng bò Nandi của người Chăm

Trong truyền thuyết của người Chăm, Bò thần Nandi Hindu đã biến thành bò thần Ka Pin. Câu chuyện được kể như sau: Lúc trước có một đôi vợ chồng nghèo nhưng yêu thương nhau mà mãi vẫn chưa sinh được đứa con nào. Một ngày khi đang phát rẫy, vợ khát nước, bè đi kiếm nước uống nhưng đâu ngờ hai bụm nước nhỏ đã được đấng sáng tạo Pô A Lóa ban phép. Đến gần ngày sinh đẻ, bà vợ ở nhà ra giếng lấy nước gần bên có một cây xoài, bà trèo lên hái được mấy quả thì bị chóng mặt. Ngay tại gốc xoài, bà sinh đôi ra một con bò cùng với bé trai. Bà đã chết vì mất sức. Người chồng lấy củi trên rừng về thấy vậy đem vợ về chôn cất và nuôi hai đứa nhỏ. Một thời gian sau người chồng lấy vợ khác.

Đứa bé tên Kroong và con bò tên Ka Pin biết nói hằng ngày phải đi chăn trâu. Mỗi lần đi chăn trâu, Ka Pin chở Kroong trên lưng đến bãi cỏ. Trâu thương anh em Ka Pin nên hứa chỉ ăn cỏ trên núi. Một ngày kia khi lùa trâu ra bãi chăn thì nghe mé núi bên kia có tiếng trống kèn vọng lại. Thấy Kroong muốn đi xem, Ka Pin dặn trâu ở lại bãi chăn, cho Kroong cưỡi lên lưng và rống một tiếng lớn làm rừng cây rẽ làm hai, thành một đường thẳng chạy sang mé núi bên kia. Tới nơi, Ka Pin đứng ngoài còn Kroong lẻn ngay vào xem đám. Khi thấy đứa bé rách rưới, chủ đám tốt bụng thay cho em một bộ đồ mới và cho ăn uống no nê. Khi về nhà mụ dì ghẻ nghi ngờ nên đánh đập và lột hết áo quần.

Hôm sau bà dì ghẻ này theo dõi hai anh em đi chăn và chứng kiến bò Ka Pin có phép thuật nên lo sợ và tìm cách giết đi. Mụ giả bệnh, ốm nặng. Người chồng lo sợ đi xem bói thì phán rằng muốn khỏi bệnh phải cúng cho thần linh một con bò nuôi trong nhà (tức bò Ka Pin). Biết đây là mưu độc của dì ghẻ nhưng thương cha và em nên Ka Pin đồng ý nhưng với một vài điều kiện. Ngày hành lễ tới, người ta dắt Ka Pin ra cột dưới gốc xoài. Theo lời anh dặn, Kroong cũng chạy quanh ba vòng rồi bất ngờ lao vào nắm đuôi Ka Pin nhảy phốc lên lưng. Vậy thì Ka Pin rùng mình bay bổng lên trời, mang theo cả Kroong và cây xoài. Ka Pin bay mãi cho tới khi thấm mệt mới hạ xuống cạnh một giếng nước trong mát.

Sự kiện này lọt đến tai nhà vua. Nhà vua bèn sai quân lính tới bắt. Buộc Kroong phải đưa Ka Pin tới đấu với bò của nhà vua. Ka Pin dặn em không được than thở dù cho Ka Pin có thế nào khi thi đấu. Ka Pin giết được rất nhiều bò của nhà vua. Đến con thứ ba mươi bảy, thấy Ka Pin thương tích đầy mình, Kroong buộc miệng than thở. Liền sau đó Ka Pin gục ngã. Trước khi chết Ka Pin dặn em giữ da mình làm chiếu nằm, còn xương thịt thì bỏ xuống biển. Vua lại ra yêu cầu bắt Kroong phải bứng cây xoài về trồng trước cửa dinh của mình. Người em lo sợ trở về gốc xoài khóc than rồi mệt quá ngủ thiếp đi. Ka Pin hiện ra bảo em cứ ghé vai vào gốc xoài mà vác tới dinh vua, đã có anh giúp sức. Phút chốc cây xoài được đưa đến dinh vua và cắm rễ xuống đất rất vững chắc.

Nhà vua độc ác lại một lần nữa bắt người em làm cây cầu dài bắc qua biển rồi chính hắn cùng các quan quân của mình bị nhấn chìm dưới đáy biển sâu, tan biến theo cây cầu. Vài năm sau, người em được dân chúng tôn lên làm vua. Kroong đã tổ chức làm đám cho mẹ rất linh đình. Ở đây, đòn khiêng được làm bằng gỗ xoài tượng trưng cho người mẹ của chàng. Đi sau đòn khiêng là hình bò Ka Pin. Căn cứ vào sự tích trên đây, đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn có tục cấm giết bò và ăn thịt bò; còn mỗi khi dựng tháp lại phải dựng tượng bò để thờ.

Một truyền thuyết Preah Kô-Preah Keo của người Khmer tại Việt Nam, là một dị bản của truyện bò Ka Pin. Truyện kể rằng ó cặp vợ chồng nông dân sống ở Longvek. Khi mang thai, người vợ chẳng may té cây chết nhưng kỳ diệu lại sinh đôi ra một con bò thần Preah Kô và đứa con trai Preah Keo. Người dân trong làng cho rằng đây là một điềm xấu, vì vậy cả gia đình người nông dân bị xua đuổi vào rừng sinh sống. Một ngày, khi Preah Keo xin thức ăn từ những đứa trẻ khác nhưng bị từ chối và trêu chọc. Vì vậy Preah Kô đã nhả ra vô số thức ăn bày trên những chiếc đĩa vàng. Và khi Preah Keo đánh chén xong, Preah Kô lại nuốt chúng vào bụng. Biết được chuyện, dân làng quyết định mổ bụng để chiếm lấy những đồ dùng bằng vàng đó. Preah Kô bảo Preah Keo nắm lấy đuôi mình và bay lên trời.

Với khả năng biến hình của mình, Preah Kô đã biến thành gà trốngvoi giúp vua Campuchia chiến thắng vua Thái Lan trong các cuộc thi đấu. Sau khi bị thua mấy trận, vua Thái sử dụng một con voi máy để thách đấu với Preah Kô. Biết không thể chiến thắng, Preah Kô biến hình thành nguyên dạng và bảo người thân nắm chặt đuôi bay đi mất. Họ trốn vào rừng tre dày đặc bao quanh Longvek. Song sau nhiều lần tấn công, quân Xiêm không sao vượt qua được rừng tre gai này. Vua Xiêm nghĩ ra một phương án bắn tên, đạn bằng bạc vào rừng tre.

Người dân hám bạc đã hè nhau dọn sạch tre gai để nhặt của. Thế là thành Longvek không còn rừng tre bảo bọc và hệ quả là quân Xiêm đánh chiếm bắt Preah Kô đem về nhốt trong cung điện có bảy lớp tường cùng nhiều quân lính canh gác cho đến ngày nay. Câu chuyện Bò thần Ka Pin của người Chăm kể trên phần nào tương tự truyền thuyết Campuchia về Preah Kô-Preah Keo ở tình tiết nắm đuôi bò bay lên trời. Các con bò ở đây đều là những con bò thần có nhiều quyền năng phép thuật, song nguồn gốc việc thờ bò Nandi có lẽ bắt nguồn từ tín lý khác.